Hướng dẫn cách may áo sơ mi nam kiểu đơn giản nhất 2022

Cũng giống như việc may bất kỳ trang phục nào, việc may áo sơ mi cũng bắt đầu bằng việc lấy các số đo, thiết kế sau đó là cắt vải, vẽ đường và thực hiện các công đoạn may.

Công thức sơ mi nam, công thức may áo sơ mi nam body Trung tâm dạy cắt may thời trang ở hà nội Dạy cắt may áo sơ mi nam chuyên nghiệp … |

Bước 1: Lấy số đo cho áo sơ mi nam

Bạn cần lấy các số đo sau:

  • Độ dài áo (Da)
  • Độ rộng ngang vai (Rv)
  • Dài vòng cổ
  • Dài tay (Dt)
  • Cửa tay
  • Vòng ngực
  • Vòng mông

Đối với phần cử động nách và ngực, chúng ta có thể thay đổi tùy thích phụ thuộc vào sở thích người mặc cũng như để cho đẹp mắt nhất.

Bước 2: Thiết kế và cắt may: trong bước này, chúng ta sẽ phải lần lượt thiết kế và cắt may thân sau bao gồm vòng nách, sườn áo và thân trước với vòng cổ vai con, vòng nách, sườn áo, túi áo, cuối cùng là phần tay áo, cổ áo, bác tay, thép tay.

A-Phần thân sau:

1. Xác định các đường ngang:
Gập vải theo chiều dọc sao cho phần mặt phải của vải hướng vào trong, từ đường gập đó tính các tọa độ sau:
AE = Da = Sđ
AB = Bản cầu vai (Bcv)
AC = Hạ nách sau (Hns) =1/4Rv +Cđn
AD = Des = Sđ (Hoặc tính theo công thức = 60% Da+ 2)

2. Vòng nách:

– Bạn cần xác định các điểm và các đoạn sau:
BB1 = Rộng chân cầu vai thân áo =1/2Rv + 2.5
CC1 = Rộng ngang nách thân sau (Rnnts) = 1/4Vn + cđ
CC2 = Rbv = 1/2Rv +1
Sau đó nối B1 với C2, ta có:
B1B2=Giảm xuôi vai thân áo (thường là 1,5cm)
Lấy C2C3 = 1/3 C2B2
Tiếp tục nối C1 với C3 và C2 với C4 sao cho C1C4 = C4C3 và C4C5 = 1/4 C4C2
Nối vòng nách từ B2->C3->C5->C1 theo làn cong đều
BB3=1/3 Rộng chân cầu vai (BB1)
Vẽ đường chân cầu vai từ B->B3->B2
Lấy B2B4 =1/6 Rv
B4B5 = Rộng ly = 3 cm
B6: Tâm ly là trung điểm của B4B5 .Qua B6 dựng đường thẳng a vuông góc với BB1
Qua B4 dựng đường thẳng b vuông góc với BB1
Từ B5 kẻ đường thẳng song song với BB1 cắt b tại B7 .Nối B2B7 kéo dài cắt a tai A1.Nối B5 a1
Vẽ lại đường chân cầu vai từ B->B3->B5->a1-> B7->B2

3. Sườn áo:

– Bạn xác định các điểm và các đoạn sau:
DD1 : Rộng ngang eo thân sau (Rnets) = Rnnts (CC1) – 1
EE1: Rộng ngang gấu thân sau(Rngts) = Rnnts (CC1)
Vạch đường sừơn đi qua từ C1->D1->E1
Vẽ đuôi tôm E1E1 = 5 đến 7 cm
Lấy E2 sao cho EE2 = 1/2 EE1 (hoặc = 1/3 EE1) sau đó nối E2E1
Chia đoạn E1E2 thành 4 đoạn bằng nhau ta được các điểm E4 ,E3,E5
E2E4 = E4E3 = E3E5 = E5E1
Vẽ gấu áo theo làn cong đều

4. Cầu vai:

– Gập vải theo chiều ngang sao cho mặt phải vào trong mặt trái ra ngoài, sau đó xác định:
AB = Bản cầu vai = 8(cm)
AA1 = Là Rộng ngang cổ (Rnc) = 1/6 Vc+ (1.5-2)
A1A2 = Là Mẹo cổ = 4.5 (Tb). (Mẹo cổ phụ thuộc chòm vai ít hay nhiều, người vai gầy hay vai U)
-Vẽ A1A3 = A3A. Nối A3A2
-Vẽ A4A2 = A4A3 .Nối A1A4
-Vẽ A4A5= 1/3 A4A1
-Vạch vòng cổ đi qua các điểm từ A->A3->A5->A2
-Từ A2 kẻ đường thẳng A2A6 song song với BB1.
BB8 (Rộng chân cầu vai) = 1/2 Số đo rộng vai = 23 cm
Qua B8 dựng đường thẳng song song với AB cắt đường A2A6 tại A7
A7A8 (Hạ xuôi vai) = số đo xuôi vai – (1 tới 1,5 ) = 4,5 cm
Dựng A8A8 = 1 cm . Nối vai con A2A8. Vạch đường nách phần cầu vai từ điểm A8 -> A8

B- Phần thân trước:

– Kẻ đường gập nẹp song song và cách mép vải 3,5 cm
– Kẻ đường giao khuy // và cách đường nẹp áo 1,7 cm ,đặt thân sau lên thân trước sao cho đường gập sống lưng trùng với đường giao khuy.
Sang dấu tất cả các đường ngang nách ngang eo và ngang gấu:
+Cắt đường ngang nách tại điểm C6C7
+Cắt đường ngang eo tại điểm D2D3
+Cắt đường ngang gấu tại điểm E2E3
– Riêng đường ngang A sang dấu thấp hơn 2 cm và cắt đường gập nẹp tại A9

 

1. Vòng cổ vai con:

A9A10 (Rnc) = 1/6 Vc + 2 = 8,1 cm
A9A12 = A10A11 (Hạ sâu cổ) = 1/6 Vc + 0,5
NốiA10A12
A13A10 = A13A12
Nối A11 và A13
Trên dường A11A13 lấy A13A14 = 1/3 A11A13
Vạch vòng cổ từ A12-> A14 ->A10 theo làn cong đều
Kẻ đường hạ xuống vai song song A9A10 bằng số đo Xv
A10A15 ( vai con TT) = Vai con TS(A2A1)-(0 tới 0.5)

2. Vòng nách:

C7C8 (Rộng thân trước) = CC1 (Rộng thân sau)
A15A16 = 1 tới 1.5 cm
Từ A16 vẽ cắt đường ngang nách tại C9
Trên đường C9C16 lấy điểm C16 sao cho C9C10 = 1/3 C9C16 +1
Nối các điểm C8C10 :C8C11 = C11C10
Nối các điểm C9C11 : C12C9 = C11C12
Vạch vòng nách đi qua các điểm từ A15C10C12C8 theo làn cong đều.

3. Sườn áo:

DD3 (Rộng ngang eo thân trước) = DD1 (Rộng ngang eo thân sau)
E3E4 (Rộng ngang gấu thân trước) = EE1 (Rộng ngang gấu thân sau)
Vạch sườn áo đi qua các điểm từ C8-> D4-> E4 theo làn cong đều
E2E5 = 1,5 cm
Từ E5 kẻ đường thẳng vuông góc với đường gập nẹp , trên đó lấy:
+ E5E6 = 1/2 E2E4
+ E4E7 (Đuôi tôm) = 5 tới 10 cm
Nối các điểm E7E6 sao cho E7E8 = 1/2 E7E6
Từ trung điểm của E8E6 lấy xuống (E9) = 0,5 tới 1cm
Vạch làn gấu đi qua các điểm từ E5 E6 E9 E8 E10E7 theo làn cong trơn đều

4. Túi áo:

T cách họng cổ (A10) = 18 tới 20 cm
Cách gập nẹp = 6 tới 6.5 cm
TT1 = Rộng miệng túi (TT1// C6C8) = 12 tới 14 cm.
TT2 = Dài miệng túi (TT2 // A9A5) = TT1+1
T2T3 = TT1; T1T3 = TT2
T2T4 = T2T5 = 2.5cm Nối T4T5. T6T4 = T4T5
Vẽ đáy túi theo làn cong đều từ T5 qua điểm 1/2 T2T6 T4 T7
T7T8 là tâm túi
Vẽ đáy túi bên sườn bằng cách lấy đối xứng qua T7T8

5. Vẽ ra đường may:

– Vai con, vòng nách, sườn áo, gấu áo, xung quanh túi cắt dư 1cm
– Vòng cổ cắt dư 0.7 cm
– Miệng túi cắt dư 4 cm
– Bụng tay, đầu tay, cửa tay cắt dư 1 cm

C- Phần tay áo:

 

a. Xác định các đường ngang:

Gập dọc vải sao cho phần phải vào trong, xác định các đoạn sau:
AC (Dài tay) = Sđ Dt – Rộng bác tay = 53 cm.
AB (Hạ mang tay ) = 1/10 Vn = 8.6 cm.
Từ A, B, C kẻ các đường ngang vuông góc vào trong.

b. Đầu tay:

AB1 = 1/2 Chu vi vòng nách (TT + TT) – 0.5 = 28 cm
Chia đường AB1 thành 3 phần bằng nhau (AA1 = A1A2 = A2B1).
Vẽ đầu tay mang sau từ A A2 B1 theo làn cong đều (Tại A1 đánh cong lên (1.5 tới 2) và tại điểm giữa của A2B1 đánh cong xuống (0.5 tới 0.7).
Vẽ đầu tay mang trước hụt hơn đầu tay mang sau 1cm tại điểm giữa đầu tay mang sau theo làn cong đều.

c. Bụng tay:

– CC1 (Rộng cửa tay) = 3/4 BB1(Rộng bắp tay).
– Nối bụng tay B1C1.
– CC2 = C2C1.
– Từ C2 kẻ // đường sống tay lấy từ C2C3 (Xẻ thép tay) = 9 tới 13 cm.
– Xẻ thép tay bên mang sau.

D. Phần cổ áo, bác tay, thép tay:

1. Cổ áo:

a. Chân cổ:

– Gập ngang miếng vải sao cho mặt phải vào trong, xác định các đoạn:
AB = 1/2 Dài chân cổ = 1/2 Chu vi vòng cổ.
Từ B lấy vào C 2,5 cm.
AD = 1/2 Vòng cổ thân sau.
Từ AB dựng đường thẳng vuông góc lên phía trên.
AA1 = 0,5.
A1A2 = Bản to chân cổ = 3 cm.
BB1 = 2,5 cm.
Vạch đường cong má cổ từ A1D B1.
B1B2 = 1,7 cm.
Nối A2B2 cắt đường C kéo dài tại C1. Nối B1C1 và nguýt tròn đầu cổ từ B1C1A2.

b. Bản cổ:

– A2A3 = 2 cm.
-A3A4 =4 cm.
-Từ A4 kẻ vuông góc ra cắt đương ngang B tai B3.
-Nối C1B3 kéo dài bằng cạnh vát cổ C1B4 = 6,5 cm (TB).
-Đánh cong hoàn chỉnh cổ từ A4B4 , từ A3 C1.

c. Măng séc:

– Gập đôi miếng vải theo chiều ngang sao cho hai mặt phải úp vào nhau, xác định các đoạn:
AB = 5 tới 6,5 cm.
AA1 = BB1 = 11,5 tới 12,5 cm.
B1B2 = B1B3 = 2,5 cm. Nối B2B3.
B4 là trung điểm B2B3.
B4B5 = 1/3 B4B1 (Hoặc có thể B4B5 = 1/2 B4B1).
Vẽ hoàn chỉnh măng séc từ BB2B5B3B1

2. Thép tay:

– AB (Bản rộng mặt ngoài thép tay) = BC (Bản rộng mặt trong thép tay) = 2,5 cm.
– Từ A, B, C dựng đường vuông góc lên phía trên được các đường: a, b,c.
– AA1 (dài thép tay) = 13 tới 14 cm.
– A1A2 (dài mỏ nhọn) = 1 tới 1,5 cm.
– A2A3 (dài điểm chặn) = 3 tới 4,5 cm.
– Từ A1, A2, A3 trên đường vuông góc với đường a kẻ các đường ngang cắt đường thẳng b tại A2, cắt đường thẳng c tại A3.
-A2A1 = 1/2 AB.
– Dựng mỏ nhọn thép tay từ A1 A1 A2 A3.
– Ta được chu vi thép tay hoàn chỉnh: A A1 A1 A2 A3 C.

(Sưu tầm)

Để lại một bình luận